THẦN ĐẠO – SHINTO

Nhật Bản có tôn giáo riêng là “Shinto” hay “Kami No Michi (Con Đường Của Thần Linh)” (Thần Đạo), với khoảng 116 triệu tín đồ. Đền Thần Đạo gọi là “Jinja” (Thần Xã) với biểu hiệu bằng cổng với hai cột và hai thanh ngang gọi là Torii (Điểu Cư, bước qua cổng này là vào chốn thần linh), hay dấu hiệu lưỡng nghi và tam tài, thường có trống chứ không có chuông và cũng có thùng phước sương như chùạ Ở các công ty, trên tàu… cũng thường có bàn thờ Thần Đạo, ở nhà có khám thờ chăng một dây rơm kết và giấy trắng cắt hình zíc -zắc, chưng các bài vị ghi tên tổ tiên. Dịp đặc biệt thì cắm thêm cành cây “sakaki” (một loài cây đặc biệt của Nhật, lá xanh bốn mùa, cao độ 50-60 cm) có nụ, để nụ nở ra hoa thì là điềm lành. Khi làm lễ thì vỗ tay hai cái hay gióng kẻng cầu nguyện, các nghi thức tẩy uế và dâng lễ vật.

“Shin” hay “Kami” là thần linh, biểu tượng của các sức mạnh thiên nhiên, tồn tại ở khắp nơi, đặc biệt là mặt trời và mặt trăng. Khi đạo Phật từ Triều Tiên truyền vào, ban đầu Thần Đạo chống lại, rồi vào thế kỷ thứ 9 thành hòa hợp Thần – Phật. Các thần linh trrong đạo Phật được coi là hiện thân của các thần linh Nhật Bản và các vị sư trụ trì hầu hết các đền Thần Đạọ Thời hiện đại, Thần Đạo lại tách rời khỏi đạo Phật và tới thời Minh Trị (1868-1912) được coi là quốc giáo, đặc biệt nhấn mạnh đến sự trung thành với Thiên Hoàng.

Sau Thế Chiến Thứ 2, Bộ Chỉ Huy Quân Đồng Minh đã giải tán quốc giáo Thần Đạo, từ đó Thần đạo chia làm 13 phái, lớn nhất là Tenrikyo (Thiên Lý Giáo). Đền Thần Đạo của Hoàng Đế, thờ Thái Dương Thần Nữ ở Ise (Y Thế) ở tỉnh Mie (Tam Trọng), được coi là quan trọng nhất, như thần đô (kinh đô của Thần Đạo), mỗi năm cử hành lễ vào tháng 6 và 12. Đền có từ hàng ngàn năm trước nên nhỏ và bằng các phương tiện thô sơ, vì vậy cứ 20 năm thì lại phá ra xây lại theo hình dáng cũ. Người đi lễ thường có tục thanh tẩy như rửa tay, xúc miệng, nên các cửa đền thường có bể nước. Khi Hoàng Tộc có quan hôn tang tế thì hay làm lễ ở đền Thần Đạo ngay trong hoàng cung ở Tokyo.

Họ coi mình là con cháu Thái Dương Thần Nữ/Nữ Thần, thường gọi tắt là (Taiyoshin), là “Amaterasu Omikami” (Thiên Chiếu Đại Thần hay Thiên Chiếu Đại Ngự Thần). Và họ tôn thờ một dòng họ làm vua liên tục tới nay là 125 đờị Trên thế giới, chỉ có dân tộc Nhật Bản tạo được kỳ tích như vậy.
Lối thờ Thần Đạo cũng tương tự lối thờ Thần Làng của Việt Nam, không có hệ thống giáo lý hay giáo hội, mỗi địa phương đều có ban tế lễ riêng, đền thờ riêng và ngày riêng. Các nhân vật có công như Thánh Đức Thái Tử (Seitoku Taishi) đời thứ 32, con của Dụng Minh Thiên Hoàng (Yomei Tenno) có đền thờ riêng, Minh Trị Thiên Hoàng đời thứ 122 thì thờ ở đền gọi là “Meiji Jingu” (Minh Trị Thần Cung) ngay tại trung tâm Đông Kinh, mỗi năm vào dịp Tết Tây, có khoảng 3, 5 triệu người viếng đền Minh Trị. Trên toàn quốc có tới khoảng 80.000 đền Thần Đạo, nhưng đa số là cơ sở nhỏ với tính cách địa phương.

Các tư tế Thần Đạo gọi là “Thần Quan” (Shinkan), thường là người tốt nghiệp Đại Học thuộc Thần đạo, đi thực tập từ 2 đến 3 năm ở các đền lớn rồi mới thi lấy tư cách “Thần Quan”. Nam nữ đều mặc áo trắng và hakama, cấp bậc của họ tùy theo màu của hakama. Cũng như Phật Giáo, họ được phép lập gia đình, vì ngay chính trong thần thoại Nhật, các vị thần cũng thương yêu và lấy nhau ra gì !

Từ thế kỷ thứ 6, Phật Giáo bắt đầu ảnh hưởng lên Thần Đạo, qua thế kỷ thứ 7, Khổng Giáo cũng ảnh hưởng lên Thần Đạọ Nên Thần Đạo đôi khi pha trộn với Phật Giáo cũng như Đạo Gia Tiên (Ông Bà) và Phật Giáo ở Việt Nam, tức là có người theo cả hai. Có khi đám cưới tổ chức ở đền mà khi chết lại tổ chức ở chùa với ước vọng được siêu thoát vì Thần Đạo chỉ thiên về gia hộ như cầu an, cầu thành đạt… chứ không có triết lý về lãnh vực luân hồi, kiếp sau…

Năm 1882, chính quyền thời đó chia ra Thần Đạo Quốc Gia (State Shinto) đề cao uy quyền thần thánh của Thiên Hoàng và Thần Đạo Giáo Phái (Sectarian Shinto) dành cho dân chúng. Sau Thế Chiến Thứ 2, Thần Đạo Quốc Gia bị hủy bỏ, nên nói chung Thần Đạo còn nhưng không thần thánh hóa Thiên Hoàng nữa.

Vì đất nước nhiều thiên tai và loạn lạc nên họ thờ rất nhiều, với họ vạn vật đều có tính thần linh… nhưng điều họ cầu mong nhất là “bình an”.

Sau Thế Chiến Thứ 2, lòng người hoang mang, nẩy sinh thêm khoảng 500 giáo phái mới, phần lớn dựa vào giáo lý Phật Giáo. Vì theo từng địa phương nên họ có hội lễ quanh năm. Nhưng mùa hè có nhiều lễ lớn nhất, có nơi tổ chức hai, ba ngày, thu hút khoảng 2 đến 3 triệu người xem. Mùa này còn có thêm hội đốt pháo bông thường tổ chức ven sông, ăn dưa hấu và xem pháo bông cũng thú.

Chịu ảnh hưởng Đông Phương, người Nhật cũng quan niệm “phúc-lộc-thọ” (fukurokuju) nhưng nói chung họ thích sống lâu, chỗ nào cũng thấy viết chữ “thọ”, ngay cả trên thiệp cướị Người Hoa thì thích vui vẻ, đâu đâu cũng thấy chữ “hỷ” hay “song hỷ” (nguyên dùng chỉ sự vui vẻ của hai họ trong đám cưới, nhưng được dùng rộng rãi như đồ trang trí). Người Hoa cũng chuộng chữ “phúc” và “cát”. Còn người Việt, có lẽ thích “phúc” hơn cả, luôn luôn cầu “phúc” và chúc nhau là chúc “phúc” hay “hạnh phúc” (kofuku). Quan niệm “phúc” có vẻ mang triết lý sống cao siêu hơn cả, tiếc rằng người Việt mình lại không mấy khi được như vậy.

コメントを残す