TỪ CHỮ NỔI TRÊN NẮP LON ĐẾN CÁCH NGƯỜI NHẬT ĐỐI XỬ VỚI NGƯỜI KHUYẾT TẬT

Ở Nhật quyền lợi của người khuyết tật rất được tôn trọng. Trên vỉa hè luôn có một đường nổi gồm các gờ song song và các chấm tròn để người khiếm thị có thể biết chỗ nào đi được và chỗ nào cần dừng lại hoặc biết đâu là lối rẽ. Điều này cũng dễ thấy ở cầu thang, sân ga, trong trung tâm thương mại…

Ở những nút giao đường lộ, hầu như 90% có các trụ nút bấm phát ra âm thanh cho người khiếm thị bấm để các xe dừng lại, đèn xanh và đèn đỏ dành cho người đi bộ cũng có âm thanh tương ứng. Mỗi khi có người ngồi xe lăn đi tàu điện, sẽ luôn có nhân viên nhà ga túc trực ở điểm lên và điểm xuống để bắc tấm ván từ cửa tàu điện xuống sân ga cho khách có thể lên xuống.

Mỗi xí nghiệp lớn hoặc trụ sở hành chính của nhà nước, đều có chỉ tiêu tuyển ít nhất 2 người khuyết tật vào trong biên chế và để họ làm việc như những người khác.

Người khuyết tật ở Nhật được chế độ phúc lợi xã hội chăm sóc rất chu đáo và không chỉ nhu cầu ăn ở sinh hoạt thông thường, mà kể cả các hoạt động văn hóa văn nghệ tinh thần cũng được nâng niu xem trọng, có nhiều phát minh thú vị và hữu ích dành cho người cụt tay cũng có thể đánh đàn được là một ví dụ.

Ngay cả cách gọi, người Nhật cũng gọi là お体の不自由な方 – “Các vị cơ thể không tự do”; lịch sự và giảm nhẹ để tránh tổn thương cảm xúc của người nghe. Có một điều đặc biệt là, cả trên nắp vỏ lon các loại bia rượu, nhà sản xuất cũng để chữ nổi Braille ba chữ “Osake” để người khiếm thị có thể biết đó là lon đồ uống có cồn và không uống nhầm.

Nhiều người nghĩ rằng nước Nhật lạnh lùng, nhưng khi thấy họ đối xử với những người khuyết tật, bạn sẽ hiểu rằng bên trong vẻ ngoài lạnh lùng đó là trái tim nồng ấm và giàu tình cảm không khác bất cứ dân tộc nào trên thế giới.

Có thể cuộc sống hối hả ở các đô thị và tốc độ đi đứng nhanh lạ thường của cư dân thành phố sẽ làm bạn thấy choáng ngợp và có ấn tượng cách biệt. Đây dường như là hiện tượng chung của tất cả những thành phố phát triển trên khắp thế giới. Nhưng nếu bạn sinh sống ở vùng quê của Nhật, làm quen với những cụ già, bạn sẽ thấy họ hòa đồng và đầy tình yêu thương không phân biệt người Nhật hay người nước ngoài, cũng hái trái cây hoặc rau củ đem cho thực tập sinh và du học sinh như kiểu các cụ già tốt bụng ở Việt Nam vậy.

Nhiều bạn du học sinh có ấn tượng sâu đậm về những thầy cô lớn tuổi nhưng nhiệt tâm truyền thụ và lo lắng chăm sóc cho học trò như con cháu ruột thịt. Từ trái tim sẽ đến trái tim mà không có hàng rào nào cản được.

Sau trận dịch cúm Vũ Hán này kết thúc, hãy đến Nhật để có những khám phá sâu sắc hơn về tính cách và con người Nhật Bản bạn nhé!

コメントを残す

以下に詳細を記入するか、アイコンをクリックしてログインしてください。

WordPress.com ロゴ

WordPress.com アカウントを使ってコメントしています。 ログアウト /  変更 )

Twitter 画像

Twitter アカウントを使ってコメントしています。 ログアウト /  変更 )

Facebook の写真

Facebook アカウントを使ってコメントしています。 ログアウト /  変更 )

%s と連携中